Tủ điện nhà máy là gì? Thiết kế nâng cấp cải tạo tủ điện nhà máy - CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KIM KHÍ HÀ NỘI
What's wrong with you??
Trang chủ / Tin tức

Tủ điện nhà máy là gì? Thiết kế nâng cấp cải tạo tủ điện nhà máy

Nhà máy hay phân xưởng đều là những khu vực có lượng điện năng tiêu thụ rất cao. Do đó mà không thể tránh khỏi tình trạng nguồn điện bị mất ổn định. Để khắc phục tình trạng này, các phân xưởng, nhà máy đã đưa ra giải pháp thiết kế, nâng cấp cải tạo tủ điện. Song, tại sao cần phải thiết kế, nâng cấp cải tạo tụ điện nhà máy. Quy trình cụ thể diễn ra như thế nào? Tất cả thông tin xoay quanh tụ điện nhà máy sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Hiểu thêm về tủ điện nhà máy

1.1 Tủ điện nhà máy là gì?

Tủ điện là khái niệm quen thuộc trong các nhà máy, phân xưởng. Đây là nơi chứa các thiết bị điện, thường được cấu tạo từ các vật liệu như kim loại hay nhựa composite. Tủ được bọc lớp sơn chống điện để đảm bảo an toàn với người tiếp xúc.

Bên trong của tủ điện bao gồm nhiều các bộ phận cấu thành khác nhau: công tắc, cầu dao, biến thế, biến áp,… Mỗi một bộ phận lại đảm nhiệm một vai trò riêng biệt. Song, chúng thường được sắp xếp theo các trình tự hợp lý.

Xuất phát từ mục đích sử dụng và vị trí lắp đặt, người ta sẽ thiết kế tủ điện cho nhà máy. Kích thước của tủ điện không bắt buộc theo khuôn mẫu. Có thể đa dạng theo hình chữ nhật hay hình vuông bất kỳ.

1.2 Tại sao cần thiết kế tủ điện cho nhà máy?

Nhà máy hay phân xưởng đều là các khu vực thường xuyên sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị với các công suất khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số loại máy móc công suất lớn như điều hoà, thiết bị thông gió, hệ thống bóng đèn,… Do hệ thống điện trong nhà máy phân bộ khá phức tạp, lại có nhiều các thiết bị hoạt động cùng lúc. Nên tình trạng quá tải điện thường xuyên xảy ra. Điều này cũng khiến cho hệ thống máy móc làm việc không hiệu quả. Và không đảm bảo năng suất. Song, tủ điện ra đời khắc phục được tình trạng này.

Cụ thể hơn, tủ điện với vai trò điều khiển hệ thống điện, phân phối điện tới nhà máy, phân xưởng. Bảo vệ các thiết bị đóng cắt, hạn chế tối đa các sự cố về điện,…  Tủ điện có thể khắc phục được tất cả các lo ngại về hệ thống điện. Giúp cho các thiết bị máy móc hoạt động trơn tru. Đảm bảo không gây ra quá trình gián đoạn, ảnh hưởng công suất làm việc.

Bên cạnh đó, tủ điện còn có chức năng ngăn cách tiếp xúc giữa các thiết bị điện với người sử dụng. Đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trong một số trường hợp, các thiết bị điện có thể bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn định của hệ thống lưới điện quốc gia. Và tủ điện có thể khắc phục được tình trạng này. Đó cũng là lý do vì sao các nhà máy hoạt động sản xuất cần thiết kế. Lắp đặt và sử dụng tủ điện.

1.3 Lý do cần cải tạo và nâng cấp tủ điện cho nhà máy

Hệ thống điện nói chung và tủ điện nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất. Quá trình vận hành thiết bị máy móc. Sau một thời gian dài sử dụng, hệ thống tủ điện có thể dẫn tới một số hư hỏng nhất định.

Một số trường hợp chỉ hư hỏng nhẹ, thì chỉ cần khắc phục một chút là máy móc có thể vận hành. Tuy nhiên, có những trường hợp gây ra hậu quả lớn như cháy nổ. Sự việc xuất phát từ nhiều nguyên do như rò rỉ điện, do các mạch đầu nối. Do các thiết bị điện lâu ngày xuống cấp, do quá tải điện,… Dù là trường hợp nào thì nó cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.

Để tránh tình trạng máy móc không hoạt động, khâu sản xuất bị đình trệ. Nhà máy, doanh nghiệp cần cấp bách cải tạo, nâng cấp tủ điện kịp thời. Nó sẽ đảm bảo cho hệ thống máy móc vận hành tốt. Đặc biệt tránh xa các sự cố rủi ro gây nguy hiểm tới tính mạng người lao động.

2. Thị trường hiện nay có những loại tủ điện nhà máy nào?

Xuất phát từ mục đích sử dụng mà tủ điện nhà máy thường được phân chia thành nhiều loại. Các doanh nghiệp nhà máy cần phải nắm bắt được thông tin về các loại tủ điện phù hợp. Với cơ sở sản xuất của mình để có giải pháp thiết kế, nâng cấp, cải tạo tủ điện nhà máy hiệu quả nhất.

Xét về công dụng và chức năng, chúng ta có thể chia tủ điện làm 4 loại như sau:

2.1 Tủ điện điều khiển

Các nhà máy thường thiết kế và lắp đặt tủ điện điều khiển. Với mục đích chính là để bảo vệ các thiết bị động cơ điện máy móc có công suất lớn. Nhiệm vụ của loại tủ điện này là để khởi động và điều khiển chiều quay tốc độ của các thiết bị máy móc. Ngoài ra, nếu hệ thống điện gặp phải trường hợp bị quá tải, ngắn mạch hay mất pha. Thì lúc này tủ điện điều khiển sẽ phát huy vai trò, giúp bảo vệ các phụ tải.

Tủ điện điều khiển được cấu tạo từ một số các bộ phận cơ bản như: bộ điều khiển PLC, rơ le trung gian, rơ le thời gian,…. Lớp vỏ bên ngoài của tủ điện điều khiển thường được làm từ những tấm tôn sơn tĩnh điện. Hoặc tấm tôn mạ kẽm.

Tủ điện điều khiển lại được chia thành các loại khác nhau. Trước khi thiết kế nâng cấp cải tạo tủ điện nhà máy điều khiển, bạn cần nắm được:

  • Tủ điện điều khiển hệ thống bằng PLC: thường được ứng dụng trong hệ thống điện thông minh.
  • Tủ điện điều khiển động cơ khởi động sao tam giác, trực tiếp: Điều khiển máy cắt, bơm, quạt,….
  • Người ta thường sử dụng tủ điện điều khiển động cơ khởi động mềm. Biến tần trên các băng chuyền sản xuất hay các tải có công suất lớn,…
  • Loại tủ điện điều khiển cảm biến nhiệt độ áp suất. Thường được ứng dụng trong hệ thống sấy, quạt thông gió,…

2.2 Tủ điện phân phối

Tủ điện phân phối có kích thước lớn hơn tủ điện điều khiển kể trên. Bởi có rất nhiều thiết bị điện được chứa bên trong nó. Đây là loại tủ điện được ứng dụng trong các nhà máy, phân xưởng có nhu cầu phân phối điện công suất lớn tới các phụ tải. Tủ điện loại này đóng vai vai trò phân phối điện. Được sử dụng để cấp, cắt hoặc đóng nguồn điện trong phạm vi một khu vực nhất định.

Về cơ bản, thiết kế của tụ điện phân phối (theo kiểu modul) khá đơn giản. Người ta sắp xếp các ngăn phân phối, ngăn phân đoạn và ngăn lộ vào,… đặt cạnh nhau. Trong đó, vỏ của thiết bị thường được cấu thành từ thép mạ sơn tĩnh điện, mạ kẽm.

Chúng ta có thể dễ dàng thao tác tháo lắp các bộ phận như mặt hông, mặt sau hay nắp của tụ,… Thiết bị tủ điện phân phối thường có 2 loại:

  • Thiết bị sử dụng trong các phòng vận hành của phân xưởng, nhà máy, trong các mạng điện hạ thế, … Được gọi là tủ điện phân phối (viết tắt là DB).
  • Thiết bị sử dụng tại các phòng kỹ thuật điện động của  phân xưởng, nhà máy, sân bay hay các cơ sở sản xuất,… Trong các mạng điện hạ thế được gọi là tủ điện phân phối tổng (viết tắt là MSB).

2.3 Tủ điện chuyển mạch (tủ điện ATS)

Đây là loại tủ điện có chức năng tự động chuyển đổi nguồn. Trong trường hợp bị mất lưới điện, tủ điện ATS sẽ ngay lập tức chuyển sang nguồn điện dự phòng. Đồng thời đóng lại nguồn điện lưới. Trong các nhà máy thì nguồn điện dự phòng này thường sẽ là máy phát điện.

Tụ điện chuyển mạch sẽ tự động chuyển nguồn trở lại và tự động đóng nguồn dự phòng khi nguồn điện lưới ổn định trở lại. Tủ điện này hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống máy móc hoạt động trơn tru và hiệu quả. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Trong các trường hợp máy phát điện hay điện lưới gặp phải sự cố bất chợt như mất pha, quá áp, sụt áp,… Tủ điện cũng sẽ hỗ trợ bảo vệ các hệ thống kịp thời. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng mà tủ điện này có nhiều có công suất ứng dụng như: 100A, 200A, 400A,….

2.4 Tủ điện bù công suất

Tủ điện bù công suất hay còn được gọi là tụ bù. Đây là loại tủ chứa các tụ bù điện được lắp đặt song song với các tải. Người ta thường ứng dụng loại tủ điện này vào các hệ thống điện có phụ tại tính kháng cảm cao. Chức năng chủ yếu của tủ điện này là tích và phóng điện trong mạch điện. Đồng thời giúp làm tăng hệ số (cos phi) công suất.

Tủ điện này thường được chia ra làm hai loại là tủ bù điện tụ khô và tụ bù điện tụ dầu. Người ta thường ứng dụng hai loại túi này ở trạm biến áp hay các phòng kỹ thuật điện,… Trong xí nghiệp, nhà máy, phân xưởng.

Dựa trên nhiều các yếu tố khác nhau như tính chất nhà máy, phạm vi công trình. Mà sẽ có các cách chọn lựa, thiết kế và lắp đặt tủ điện ở các khu vực sao cho phù hợp nhất.

Để có thể thiết kế nâng cấp cải tạo tủ điện cho nhà máy. Cần phải nắm chắc được tính chất của các loại tủ điện. Để có được một công trình chất lượng. Khách hàng cần tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên thiết kế thi công nhà máy uy tín.

3. Tìm hiểu quy trình thiết kế, nâng cấp cải tạo tủ điện nhà máy

3.1 Quy trình thiết kế và thi công tủ điện nhà máy

Để đảm bảo được chức năng và nhu cầu sử dụng, trong quá trình thiết kế tủ điện cho nhà máy, cần lưu ý trình tự sau:

  • Xác định số lượng thiết bị sẽ sử dụng.

Muốn tiết kiệm được thời gian và chi phí. Thì doanh nghiệp cần phải xác định được chính xác các số lượng trang thiết bị cần có trong tủ điện. Các kỹ sư sẽ bước đầu thực hiện công việc tính toán và ước lượng chi phí cần chi trả.

  • Bước đầu hoàn thiện bản thiết kế chi tiết việc bố trí các thiết bị trong tủ điện

Dựa trên bản vẽ chi tiết, người thực thi sẽ lắp đặt và thi công. Bản vẽ càng rõ ràng hợp lý thì về lâu dài, các công việc quản lý vận hành hay nâng cấp, cải tạo. Cũng như sửa chữa bảo hành sẽ được hoàn thiện dễ dàng hơn.

  • Lựa chọn vỏ cho tủ điện và lắp ráp các thiết bị vào tủ điện dựa trên bản thiết kế

Lựa chọn vỏ sao cho phù hợp với kích thước tủ và mục đích sử dụng. Sau đó dựa trên bản thiết kế để lắp ráp các thiết bị. Yêu cầu vừa đảm bảo độ chính xác vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ.

  • Đối với các tủ điện nhà máy có điện áp tổng lớn hơn 100A. Cần phải gia công và lắp thành cái đồng.
  • Đấu nối dây dẫn điện vào tủ điện.

Quá trình đấu nối cần phải đảm bảo về tính chính xác. Đấu nối tuần tự các mạch, các dây tín hiệu. Phải phân biệt được màu sắc của các pha. Cần lưu ý đặt xa mạch điều khiển và mạch động lực để tránh tình trạng bị nhiễu tín hiệu.

  • Kiểm tra mức độ an toàn

Sau khi kết thúc quá trình đấu nối dây dẫn thì các kỹ sư cần phải kiểm tra lại toàn bộ tủ điện từ bên trong ra bên ngoài. Nếu có phát hiện vấn đề, cần phải giải quyết kịp thời để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

  • Kiểm tra và bắt đầu chạy thử tủ điện

Các kỹ sư có chuyên môn cần tiến hành đối chiếu các khâu đã thực hiện. Tất cả phải đảm bảo đúng và đủ, đáp ứng 100 % tính chính xác .

Sau đó các kĩ thuật viên tiến hành cho tủ điện chạy thử và xem xét khả năng hoạt động. Nếu nhận thấy có vấn đề cần phải kiểm tra và đấu nối lại.

Nhớ tiến hành loại bỏ bụi bẩn và vệ sinh tủ điện trước khi đưa tủ vào hoạt động.

3.2 Quy trình nâng cấp cải tạo tủ điện nhà máy

Quá trình nâng cấp cải tạo tủ điện cho nhà máy thường diễn ra như sau:

  • Bước đầu tiên các kỹ sư sẽ tiến hành khảo sát tại công trình.
  • Dựa trên nhu cầu của quý khách hàng mà bên nâng cấp cải tạo sẽ xem xét và đưa ra các gợi ý.
  • Xem xét và đánh giá các nguyên nhân.
  • Tiến hành kiểm tra các thiết bị ở bên trong tủ điện nhà máy.
  • Xem xét và đánh giá khả năng cũng như mức độ sử dụng của các thiết bị và linh kiện đi kèm.
  • Sau khi trải qua quá trình khảo sát, đơn vị sẽ đưa ra các phương án sửa chữa thay thế nâng cấp, cải tạo cụ thể.
  • Đưa ra các kế hoạch thi công và lắp lắp đặt lại tủ điện cho nhà máy.
  • Sau khi quá trình nâng cấp cải tạo được thực hiện. Các kỹ sư sẽ tiến hành kiểm tra lại nguồn điện tủ điện và khả năng hoạt động của các thiết bị.
  • Tiến hành thử nghiệm hoạt động xem liệu quá trình nâng cấp cải tạo có đảm bảo đúng kỹ thuật hay không.
  • Sau khi đã nâng cấp cải tạo thành công, các kỹ sư sẽ bàn giao lại hệ thống tủ điện cho khách hàng.

Trên đây là quy trình thiết kế nâng cấp cải tạo tủ điện nhà máy mà khách hàng có thể tham khảo. Nếu có những thắc mắc cụ thể thì quý khách hàng nên liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp. Dịch vụ thiết kế nâng cấp cải tạo tủ điện để được tư vấn cụ thể hơn.

4. Đơn vị nào cung cấp dịch vụ thiết kế nâng cấp cải tạo tủ điện nhà máy uy tín?

Hệ thống điện có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất của cả một nhà máy, phân xưởng,… Và tủ điện là một trong các thiết bị hỗ trợ. Đảm bảo an toàn điện cho nhà máy hoạt động trơn tru hiệu quả. Cũng bởi vì thế mà nó được đánh giá là thiết bị quan trọng. Không thể thiếu trong các phân xưởng, nhà máy.

Tất cả các khâu từ thiết kế, thi công cho tới nâng cấp, cải tạo tủ điện nhà máy đều phải thực hiện theo đúng trình tự. Đảm bảo tối đa mức độ chính xác. Song, nếu như doanh nghiệp không có cho riêng mình một đội ngũ chuyên môn điện. Thì việc cần làm chính là tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế nâng cấp cải tạo tủ điện nhà máy uy tín.

Một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín chắc chắn sẽ đảm bảo cho quá trình. Thiết kế lắp đặt thi công hay nâng cấp diễn ra một cách trơn tru. Họ sở hữu một đội ngũ kỹ sư có trình độ cao, có kỹ năng chuyên môn đỉnh. Đảm bảo cho nhà máy có được một tủ điện vận hành ổn định và hiệu quả nhất.

Đơn vị cung cấp dịch vụ có thể nhanh chóng xử lý và khắc phục được các sự cố tủ điện kịp thời. Nếu như tình huống xấu bất chợt xảy đến. Họ là điểm tựa vững chãi, giúp các đơn vị nhà máy có giải pháp thiết kế nâng cấp và cải tạo tủ điện an toàn.

Nếu nhà máy của bạn chưa có đội ngũ chuyên môn và cần tìm kiếm một đơn vị dịch vụ uy tín. Thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Đơn vị chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế. Và nâng cấp cải tạo tủ điện cho nhà máy, nhà xưởng,… Chúng tôi cam kết về chất lượng dịch vụ và chịu trách nhiệm. Về tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình thiết kế, nâng cấp, cải tạo.

Sở hữu đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao, giá thành dịch vụ phải chăng nhất thị trường. Đơn vị cam kết sẽ mang tới dịch vụ thiết kế, nâng cấp cải tạo tủ điện nhà máy chất lượng nhất tới bạn. Mọi thắc mắc chi tiết xin vui lòng liên hệ tới hotline để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời!