Các loại giấy nhám và công dụng
Các loại giấy nhám và công dụng của chúng khá đa dạng, được phân loại để sử dụng cho phù hợp với từng bề mặt theo từng chất liệu khác nhau. Sử dụng giấy nhám, giúp bề mặt được bóng mịn, nâng cao chất lượng thẩm mỹ của các sản phẩm. Cùng khám phá một số loại giấy nhám và công dụng của chúng sau đây.
Các loại giấy nhám và công dụng theo độ nhám
Người ta có thể phân các loại giấy nhám và công dụng của chúng theo nhiều yếu tố. Trước hết, ta cùng tìm hiểu các loại giấy nhám phân theo độ nhám của nó. Độ nhám (số grit) càng cao, các hạt nhám càng nhiều, kích thước nhỏ có khả năng mài mòn tốt và tạo ra được bề mặt nhẵn mịn hơn.
Các loại giấy nhám và công dụng
Các loại giấy nhám và công dụng phân theo độ nhám gồm có:
- Giấy nhám loại thô: Chính là giấy có độ nhám P40, P60, P100, P120 để xử lý cho các bề mặt rỉ sét, mối hàn hay gỗ cứng.
- Giấy nhám loại trung bình: Bao gồm các loại có độ nhám P150, P180, P220, P240, P320 được dùng để chà nhám cho vật liệu gỗ khi thực hiện công đoạn hoàn thiện, làm sạch vết bẩn và vữa. Còn các loại P400, P500, P600, P800 thường dùng cho công đoạn đầu tiên trong các bước đánh bóng bề mặt mà không cần đạt yêu cầu quá mịn.
- Giấy nhám loại mịn: Sẽ có các loại P1000, P1200 sử dụng trong bước cuối cùng khi chà nhám đánh bóng gỗ. Và P1500, P2000, P2500 dùng cho các trường hợp cần tăng độ bóng cho công đoạn đòi hỏi độ bóng và độ mịn cao.
- Giấy nhám loại siêu mịn: Có độ nhám từ P3000 đến P8000 dùng cho các bề mặt có yêu cầu khắt khe nhất, đảm bảo hoàn hảo về độ mịn cho bề mặt sản phẩm.
Các loại giấy nhám và công dụng
Các loại giấy nhám và công dụng theo chất liệu
Ngoài cách phân loại trên, người ta cũng phân các loại giấy nhám và công dụng theo chất liệu để làm ra giấy nhám, gồm:
- Loại giấy nhám oxit nhôm: Sản phẩm này thường có màu gạch hay màu nâu xám, được sử dụng cho gỗ và kim loại với độ bền cao.
- Loại giấy vòng ceramic: Loại này dai và rất bền, sẽ dùng tốt cho bề mặt thép hợp kim, inox, titanium, hợp kim nhôm… Và sẽ đem lại hiệu quả hơn khi dùng với máy chà nhám.
- Loại giấy nhám garnet: Có các lớp hạt nhám không quá dày nên thường dùng cho công đoạn chà nhám hoàn thiện, phù hợp nhất với các bề mặt từ gỗ.
Các loại giấy nhám và công dụng
- Loại giấy nhám silicon carbide: Loại này có màu xám xanh, đen, than và một lớp chống thấm nước, được sử dụng cho các bề mặt kim loại, thủy tinh, gốm sứ,…
- Len thép: Nó là những sợi thép được cán bén, mỏng, bện vào nhau. Đây cũng là một công cụ hỗ trợ trong việc mài mòn và đánh bóng cho các vật liệu từ gỗ, thủy tinh, kim loại, đồ nội thất.
Trên đây chính là các loại giấy nhám và công dụng được ứng dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn muốn tìm mua các loại giấy nhám chất lượng, hãy đến ngay tại https://metalhanoi.biz.vn để được tham khảo.
Tham khảo thêm bài viết khác: Phân biệt các loại giấy nhám